Chuyển đến nội dung chính

Cách chữa trị bệnh viêm phế quản và sử dụng thuốc Berodual

Cách chữa trị bệnh viêm phế quản và sử dụng thuốc Berodual

Thuốc Berodual

MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ THUỐC BERODUAL

Nói về thuốc Berodual thì đây chính là loại thuốc được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản cùng với một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp.
Khi sử dụng Berodual thì cũng như những loại thuốc khác chúng ta cần phải hiểu rõ về thành phần, chỉ định, liều lượng, cách dùng, cách xử lý khi quá liều...

1. Thành phần thuốc

Với Berodual thì nó được điều chế bởi 2 thành phần chính bao gồm: Ipratropium bromide (25mg/100ml) cùng với Fenoterol hydrobromide (50mg/100ml).

2. Chỉ định dùng thuốc

Thuốc Berodual được dùng trong việc duy trì cũng như dự phòng tái phát đối với những vấn đề bao gồm:
• Tình trạng viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính gây dấu hiệu khó thở.
• Bị khí phế thũng.
• Bị rối loạn phế quản phổi từ đó gây co thắt phế quản.
• Chữa trị dài hạn những cơn hen suyễn cấp.
• Là loại thuốc hỗ trợ liệu pháp Aeerosol thông qua kháng sinh, corticosteroid cùng chất nhầy và những liệu pháp điều trị viêm phế quản cục bộ khác.

3. Liều lượng và cách dùng

Về liều lượng
Với thuốc Berodual thì người dùng cần phải lưu ý sử dụng đúng cách cũng như đúng liều lượng thì thuốc mới phát huy được hết công dụng và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Đối với trường hợp bơm xịt định liều:
• Để phòng ngừa và chữa trị dài hạn: Mỗi ngày dùng 3 lần từ 1 đến 2 liều xịt.
• Để ngăn cơn khó thở sắp sửa xảy ra: Dùng 2 liều xịt và sau 5 phút thêm 2 liều. Lưu ý ít nhất 2 giờ sau thì mới được xịt những liều kế tiếp.
• Đối với trẻ em thì bơm xịt theo toa nhưng được người lớn giám sát theo dõi.
Tùy từng đối tượng mà cách dùng thuốc Berodual khác nhau
Tùy từng đối tượng mà cách dùng thuốc Berodual khác nhau
Đối với trường hợp dung dịch xông khí:
Nếu trường hợp người cần chữa trị là người lớn hoặc trẻ em trên 14 tuổi thì liều để điều trị cắt cơn hoặc dài hạn như sau:
• Trường hợp điều trị cắt cơn: Khởi đầu sẽ bao gồm liều với 20-30 giọt Berodual tức là từ 1 đến 1.5ml dung dịch. Trong trường hợp cần nặng liều thì có thể tăng lên khoảng 50 giọt tức là 2.5ml dung dịch. Với trường hợp đặc biệt thì hãy tăng liều lên đến 80 giọt tức là khoảng 4ml dung dịch.
• Trường hợp ngắt quãng dài hạn: Sử dụng từ 1 đến 2ml tức là 20 đến 40 giọt Berodual và lặp lại trong ngày 4 lần.
Đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi thì lúc này liều lượng được thay đổi như sau:
• Để điều trị cắt cơn: Khởi đầu với liều từ 10 đến 20 giọt tức là từ 0.5 đến 1ml dung dịch, với trường hợp nặng hơn cần tăng liều lên 40 giọt. Trường hợp nặng đặc biệt hơn nữa thì bạn có thể cho trẻ dùng khoảng 60 giọt tức là khoảng 3ml trong ngày.
• Để điều trị ngắt quãng: Nếu như cần lặp lại điều trị trong thời gian nhiều ngày thì trẻ cần dùng khoảng 0.5ml đến 1ml tức là từ 10 đến 20 giọt một lần và mỗi ngày dùng 4 lần.
Nếu trường hợp trẻ em dùng là dưới 6 tuổi hoặc dưới 22 kg thì: Khi sử dụng thuốc Berodual cần phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ nhằm tránh các sự cố hậu quả đáng tiếc xảy ra. Liều dùng lúc này sẽ là:
Khoảng 25mcg khoảng từ 25mcg Ipratropium bromide cùng với 50 mcg Fenoterol hydrobromide cho mỗi kg thể trọng đến 0.5ml (0.1ml sẽ khoảng bằng 2 giọt). Mỗi ngày hãy cần dùng đủ 3 liều. Lưu ý rằng trẻ cần điều trị với liều thấp nhất và sau sẽ tăng dần đúng theo chỉ định từ bác sĩ.
Về cách dùng
Với mọi đối tượng thì liều sử dụng thuốc Berodual cần được pha loãng cùng dung dịch sinh lý vừa đủ và đồng thời xông khí dung trong thời gian từ 6 đến 7 phút cho đến lúc hết, không được dùng pha chung với nước cất. Berodual cần phải được pha loãng trước khi sử dụng và chỉ dùng đúng 1 lần với lượng thuốc được pha nếu có dư thì phải bỏ đi. Nếu sử dụng Berodual chung với oxy thì cần đảm bảo lưu lượng từ 6 đến 8 phút/ lít.
Phải báo với bác sĩ nếu dùng quá liều
Phải báo với bác sĩ nếu dùng quá liều

4. Trường hợp dùng quá liều

Có nhiều rắc rối nếu bệnh nhân dùng thuốc Berodual không đúng. Với tình trạng quá liều thì tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của người đang được điều trị thì sẽ có triệu chứng khác nhau như sau:
♦ Da bị nổi nhiều mẩn đỏ.
♦ Tay sẽ bị run.
♦ Nhịp tim sẽ đập nhanh quá so với mức bình thường gây triệu chứng khó thở.
♦ Cơ thể bị choáng váng thường xuyên.
♦ Cảm thấy bị tức ngực.
Bệnh nhân khi đó sẽ được bác sĩ chỉ định với thuốc an thần, thuốc giảm đau để hỗ trợ. Vì vậy trong trường hợp dùng thuốc quá liều thì cần lưu ý đến bệnh viện, tránh tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ gây nên nhiều hậu quả khó lường khác.

5. Trường hợp chống chỉ định

Với thuốc Berodual thì nó sẽ chống chỉ định với bệnh nhân mắc chứng cơ tim bị tắc nghẽn phì đại hoặc loạn nhịp tim hay là quá mẫn cảm với chất chống Atropin.
Cần dùng với sự hướng dẫn của bác sĩ
Cần dùng với sự hướng dẫn của bác sĩ

6. Bảo quản thuốc

Khi dùng thuốc Berodual thì người sử dụng lưu ý phải bảo quản đúng để giữ được hiệu quả, tránh bị biến đổi do những điều kiện ở bên ngoài. Cụ thể lưu ý về cách bảo quản như sau:
♦ Giữ ở môi trường thoáng mát sạch sẽ, nhiệt độ phòng.
♦ Lưu ý không được bảo quản thuốc ở trong tủ lạnh, trong phòng tắm hoặc là bao quản chung với những loại thuốc với dạng dung dịch khác.
♦ Cần phải tránh để thuốc Berodual tiếp xúc cùng với ánh sáng mặt trời cũng như độ ẩm.
♦ Cần phải đọc kỹ hướng dẫn bảo quản được in ở bao bì thuốc.
♦ Cần giữ thuốc tránh xa tầm tay của thú cưng cũng như trẻ em.
Ngoài ra khi không cần dùng thuốc thì lưu ý về việc nếu không sử dụng nữa thì không được vứt thuốc vào trong toilet hoặc là vào trong đường ống dẫn nước. Cần phải xử lý thuốc đã hết hạn theo đúng hướng dẫn của chuyên viên y tế.

LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC BERODUAL

Ngoài việc tìm hiểu các thông tin cơ bản thì người sử dụng cũng lưu ý trong việc dùng Berodual về tương tác và thận trọng cũng như tác dụng phụ xảy ra. Cụ thể đó chính là:
Chú ý về tương tác thuốc
Chú ý về tương tác thuốc

1. Tương tác thuốc

Với thuốc Berodual thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tăng tác dụng phụ của một số thuốc hoặc có thể ngược lại. Do đó bệnh nhân cần phải hệ thống lại cho mình tất cả thuốc kê toa hoặc không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng mà mình đang dùng để được bác sĩ đánh giá tương tác cùng Berodual.
Cụ thể công dụng của Berodual sẽ bị kích thích một cách đáng kể với một số loại thuốc bao gồm:
♦ Thuốc β-adrenergics.
♦ Thuốc kháng Cholinergic hoặc là dẫn xuất Xanthine.
♦ Thuốc chứa Corticosteroid.
♦ Thuốc lợi tiểu.
♦ Thuốc Digoxin.
♦ Nhóm thuốc về ức chế MAO.
♦ Nhóm thuốc chống trầm cảm.
♦ Nhóm thuốc gây mê và có chứa Halogen.

2. Tác dụng phụ của thuốc Berodual

Với thuốc Berodual thì khi dùng trong một thời gian dài hay là cơ địa nhạy cảm đặc biệt nó sẽ khiến cho người dùng phải đối mặt với một số những tác dụng phụ không mong muốn bao gồm:
♦ Tình trạng run cơ xương nhưng nhẹ.
♦ Nhịp tim tăng mạnh mẽ.
♦ Miệng khô và đắng.
♦ Bị kích ứng họng hoặc là xuất hiện phản ứng dị ứng, bị ho nhiều lần.
♦ Cảm thấy bí tiểu.
Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác nữa bệnh nhân có thể liên hệ với bác sĩ điều toa để được tư vấn kĩ hơn.

3. Thận trọng khi sử dụng

♦ Khi dùng thuốc Berodual thì bệnh nhân cần phải lưu ý nếu như dùng với liều lượng cao.
♦ Với bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tim mạch, nhồi máu cơ tim hoặc cườm tuyến giáp cần thận trọng khi dùng.
♦ Nếu xảy ra quá trình khó thở cấp tính khi điều trị bằng thuốc Berodual thì cần nhập viện nahnh chóng.
Phải thận trọng khi dùng thuốc
Phải thận trọng khi dùng thuốc
Do tác dụng thành phần thuốc thì nồng độ Kali bên trong máu có thể nó sẽ bị sụt giảm nhất là khi dùng với liệu trình lâu dài với những cơn hen phế quản. Trường hợp này càng tăng cao nếu bệnh nhân dùng đồng thời Berodual cùng với Steroid hoặc là thuốc lợi tiểu. Vậy nên bác sĩ cần lưu ý trong việc kiểm tra nồng độ Kali cho bệnh nhân một cách thường xuyên.
Ngoài ra với thuốc Berodual thì nó cũng có thể gây ra một số biến chứng trên mắt như là giãn đồng tử, đau nhức mắt hay Glaucoma khép góc mắt. Vậy nên nếu như bệnh nhân thấy mình mắc phải các dấu hiệu này thì phải được điều trị bằng thuốc giúp thu hẹp đồng tử. Bên cạnh đó trường hợp bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn tim mạch nghiêm trọng và tăng nhãn áp góc hẹp, tắc nghẽn cổ bàng quang, tăng sinh tuyến tiền liệt thì phải chú ý thẩn trọng khi sử dụng thuốc Berodual.
Cuối cùng thì các nghiên cứu lâm sàng vẫn chưa chỉ ra tác hại rõ của Berodual với thai phụ và cả sự phát triển của thai nhi. Nhưng bác sĩ xác định rằng thành phần trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến sự co thắt tử cung. Vậy nên chị em phụ nữ đang mang thai mà nhất là trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được dùng Berodual.

Các bài báo viết về phòng khám:

LỜI KHUYÊN

Các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu nhận định rằng thuốc Berodual cần phải được sử dụng đúng cách với liều lượng được quy định kĩ càng. Hơn nữa bệnh nhân cần phải tham khảo kĩ ý kiến bác sĩ trước khi dùng, hãy nêu cụ thể tình trạng bản thân để không xảy ra những ảnh hưởng đáng tiếc trong quá trình dùng thuốc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Berodual là gì và những thông tin quan trọng cần nắm rõ

Thuốc Berodual là gì và những thông tin quan trọng cần nắm rõ Nói đến Berodual thì đây là loại biệt dược được sử dụng để chữa trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về thuốc Berodual và cách sử dụng hiệu quả. Vì vậy trong phần thông tin được trình bày của bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về  thuốc Berodual  cùng với những chú ý quan trọng để dùng hiệu quả hơn. MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ THUỐC BERODUAL Nói về thuốc Berodual thì đây chính là loại thuốc được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản cùng với một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Khi sử dụng Berodual thì cũng như những loại thuốc khác chúng ta cần phải hiểu rõ về thành phần, chỉ định, liều lượng, cách dùng, cách xử lý khi quá liều... Thuốc Berodual Đa khoa Hoàn Cầu  địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả tại tphcm 1. Thành phần thuốc Với Berodual thì nó được điều chế bởi 2 thành phần chính bao gồm: Ipratropium bromide (25mg/100ml) cùn

tại sao bị đau dưới lòng bàn chân?

Đau lòng bàn chân là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống, ảnh hưởng tới việc vận động, đi lại cũng như giấc ngủ của bệnh nhân. Song nhiều người lại khá chủ quan với những cơn đau này, từ đó chậm trễ trong việc chữa trị. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần cảnh giác với những cơn đau dưới lòng bàn chân bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh cơ xương khớp nguy hiểm! CẦN CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG CƠN ĐAU DƯỚI LÒNG CHÂN Lòng bàn chân (hay còn gọi là gan bàn chân) - là nơi phải chịu áp lực rất lớn, chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể trong suốt cuộc đời, đặc biệt khi chúng ta di chuyển, đi đứng, làm việc bằng thao tác chân… Do đó, bất cứ các bất thường hay triệu chứng đau nhức nào dưới lòng bàn chân cũng cần hết sức chú trọng, phát hiện và chữa trị kịp thời. Đau dưới lòng bàn chân - triệu chứng cần hết sức cẩn trọng Đau dưới lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh lý gì? Đau dưới lòng bàn chân trong cuộc sống đôi khi có thể do chạy nhảy, vận động làm trẹo chân, chấn thư

Đau vùng thắt lưng là bệnh gì? Giải thích lí do

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng chứ không riêng gì tác động của ngoại lực. Đặc biệt phần lớn nguyên nhân bị đau vùng thắt lưng chính là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần sớm được chữa trị. Vậy đau vùng thắt lưng là bệnh gì ? Những nội dung được lý giải từ bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời! GIẢI THÍCH ĐAU VÙNG THẮT LƯNG LÀ BỆNH GÌ 1. Bị đau vùng thắt lưng là bệnh gì gây ra? Nói về cơn đau ở vùng thắt lưng thì thực tế nó là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý khác nhau như là: +++ Bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Trong cơ thể người thì vùng thắt lưng sẽ được cấu tạo bởi những đốt sống và chúng sẽ ngăn cách bởi các địa đệm. Tình trạng đau vùng thắt lưng vì bị bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi mà nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu từ đó gây chèn ép tại khu vực rễ thần kinh. Khi mắc phải bệnh lý này thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc là đột ngột

Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Cách chữa trị.

Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Có nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng đau nhức cánh tay hoặc đau bắp tay. Thế nhưng cũng có thể triệu chứng này xuất hiện bởi chấn thương hay là quá trình vận động quá mức. Do đó người bệnh cần xác định được đâu là nguyên nhân gây ra từ đó có được cách chữa trị phù hợp. Toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề  đau nhức cánh tay  sẽ được chúng tôi tư vấn cụ thể qua bài viết Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm hay không. Mời bạn cùng theo dõi để rõ hơn! ĐAU NHỨC CÁNH TAY LÀ BIỂU HIỆN BỆNH GÌ? Nói về đau nhức cánh tay thì đây chính là tình trạng đau và khó chịu xảy ra ở cánh tay bao gồm cả khu vực cổ tay, vai lẫn khuỷu tay. Những triệu chứng này xảy ra có thể nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau về sức khỏe nhưng cụ thể nhất là do chấn thương hoặc do vận động quá mức. Tùy từng trường hợp nguyên nhân khác nhau mà mức độ nguy hiểm của đau nhức cánh tay cũng sẽ khác nhau. Dưới đây chính

Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì và cách khắc phục

Hôi nách là bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở tuổi dậy thì. Điều này khiến các bạn trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì ? Dưới đây là những kiến thức tổng quan về vấn đề hôi nách ở tuổi dậy thì, hãy tham khảo để có biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả nhé. Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì? Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì? phòng khám Hoàn Cầu  địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả tại tphcm Hôi nách là tình trạng vùng dưới cánh tay xuất hiện mùi hôi khó chịu. Cả nam và nữ giối ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ bị hôi nách. Tuy nhiên, hôi nách xuất hiện phổ biến hơn hết là ở những ai đang trong độ tuổi dậy thì. Người bệnh có thể phát hiện bệnh hôi nách qua nhiều triệu chứng như: Vùng nách xuất hiện mùi hôi khó chịu, hai bên tai xuất hiện chất nhờn dạng dầu hoặc bột, quan sát thấy vùng nách áo xuất hiện những vệt ố vàng... Sở dĩ, tuổi dậy thì có nguy