Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
Có nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng đau nhức cánh tay hoặc đau bắp tay. Thế nhưng cũng có thể triệu chứng này xuất hiện bởi chấn thương hay là quá trình vận động quá mức. Do đó người bệnh cần xác định được đâu là nguyên nhân gây ra từ đó có được cách chữa trị phù hợp. Toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề đau nhức cánh tay sẽ được chúng tôi tư vấn cụ thể qua bài viết Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm hay không. Mời bạn cùng theo dõi để rõ hơn!
ĐAU NHỨC CÁNH TAY LÀ BIỂU HIỆN BỆNH GÌ?
Nói về đau nhức cánh tay thì đây chính là tình trạng đau và khó chịu xảy ra ở cánh tay bao gồm cả khu vực cổ tay, vai lẫn khuỷu tay. Những triệu chứng này xảy ra có thể nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau về sức khỏe nhưng cụ thể nhất là do chấn thương hoặc do vận động quá mức.
Tùy từng trường hợp nguyên nhân khác nhau mà mức độ nguy hiểm của đau nhức cánh tay cũng sẽ khác nhau. Dưới đây chính là 8 nguyên nhân phổ biến gây ra:
1. Biểu hiện dây thần kinh bị chèn ép
Nguyên nhân gây đau nhức ở cánh tay đầu tiên có thể là vì dây thần kinh bị chèn ép. Nó sẽ xảy ra khi xương hoặc là cơ bắp, sụn ở cổ, vai hoặc khuỷu tay sẽ chèn ép lên dây thần kinh.
Khi đó ngoài cơn đau ở cánh tay thì dây thần kinh bị chèn ép nó còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác kèm theo đó là: Gây cảm giác ngứa ran, gây nhói, tê bì, gây yếu cơ...
2. Biểu hiện bong gân
Tiếp đến thì đau ở cánh tay cũng có thể là biểu hiện của tình trạng bong gân. Bong chân chính là dạng chấn thương hết sức phổ biến và nó xảy ra nếu cổ tay bị kéo giãn quá mức dẫn đến dây chằng bị đứt hoặc là bị rách.
Nếu bị bong gân thì ngoài đau nhức cánh tay người bệnh còn thấy bị sưng, bầm tím, yếu cơ, co thắt cơ bắp. Trường hợp bong gân nếu nhẹ thì người bệnh có thể tự chăm sóc ở nhà thế nhưng trong trường hợp đứt dây chằng hoàn toàn thì đòi hỏi cần phải sớm đến bệnh viện để được chữa trị một cách kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức cánh tay
Đa khoa Hoàn Cầu địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả tại tphcm
3. Biểu hiện viêm gân
Tiếp đến thì viêm gân cũng là nguyên nhân gây đau nhức cánh tay. Đây là tình trạng gân ở khu vực vai hoặc là cánh tay bị viêm. Bởi gân chính là dải mô và nó kết nối xương cùng cơ bắp. Vì vậy nếu cơ quan này bị tổn thương thì chúng ta sẽ thấy cơ yếu, xương khớp cũng sẽ đau nhức vô cùng.
4. Biểu hiện gãy xương
Tiếp đến thì gãy xương xảy ra sẽ gây đau nhức cánh tay một cách dữ dội. Nếu gặp phải tình trạng này thì người bệnh sẽ thấy có tiếng kêu “tách” khi xương tay bị gãy. Hơn nữa còn có thêm nhiều triệu chứng kèm theo như: Đau dữ dội, bầm tím, sưng, khớp bị biến dạng và không thể tự nâng cánh tay lên được.
5. Biểu hiện viêm khớp dạng thấp
Nếu bị đau nhức cánh tay thì đó cũng có thể là biểu hiện của viêm khớp dạng thấp. Đây chính là một dạng thuốc rối loạn tự miễn và nó gây ảnh hưởng đến những khớp bên trong cơ thể. Tình trạng này nó chỉ xuất hiện chủ yếu ở các khớp ngón tay hoặc là khuỷu tay.
Những người bị mắc phải viêm khớp dạng thấp thì cơ thể sẽ sản sinh ra những kháng nguyên và nó tấn công vào trong các mô sụn đang khỏe mạnh nên khớp lúc đó bị đau và viêm. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng bao gồm: Khớp bị ấm và nóng, cứng khớp, sưng khớp, mệt mỏi và còn sốt nhẹ.
Tình trạng đau nhức có thể bình thường hoặc dữ dội
6. Biểu hiện đau thắt ngực
Tình trạng đau thắt ngực nó sẽ xảy ra nếu như tim không nhận đủ được oxy và gây áp lực lên trên khu vực ngực, cổ, vai, lưng khiến những cơ quan này bị đau nhức. Khi đó người bệnh sẽ thấy ngoài đau nhức cánh tay thì còn có thêm những triệu chứng khác đi kèm như là buồn nôn, đau ngực, chóng mặt hoặc khó thở.
Những cơn đau thắt ngực ở đây thường chính là các dấu hiệu của tim mạch. Vì vậy nếu như bản thân nhận thấy những triệu chứng nêu trên thì cần phải sớm tìm đến địa chỉ khám xương khớp uy tín để được thăm khám và điều trị.
7. Biểu hiện đau tim
Khi bị đau nhức cánh tay thì nhiều người không nghĩ rằng nó là dấu hiệu cảnh báo đau tim. Bởi vì cơn đau tim xảy ra nếu máu không thể tuần hoàn đến tim bởi mạch máu bị tắc nghẽn. Hiện tượng này nó xảy ra khiến cho những tế bào tim bị chết dần vì không có đủ oxy.
Khi bị đau tim thì cánh tay sẽ đau nhức đồng thời người bệnh còn thấy khó thở, đau ngực, buồn nôn, mồ hôi lạnh, chóng mặt... Đau tim nó có thể dẫn đến tử vong vì vậy cần gọi cấp cứu ngay nếu bản thân thấy xuất hiện những dấu hiệu như đã kể.
Cần sớm khám chữa khi bị đau nhức cánh tay
phòng khám Hoàn Cầu địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả tại tphcm
8. Biểu hiện chấn thương Rotator cuff
Chấn thương Rotator cuff đó là chấn thương vòng bít xoay. Ở đây vòng bít xoay sẽ bao gồm những cơ và gân để nối giữa vùng vai và cánh tay. Cơ quan này nó sẽ cho phép vai dễ dàng hơn trong quá trình cử động. Thế nhưng nếu bạn thường xuyên thực hiện di chuyển khớp vai thì vòng bít xoay nó có thể bị sưng viêm hoặc là tổn thương.
Người bệnh bị chấn thương Rotator cuff sẽ thấy xuất hiện một số những triệu chứng như là: Bị yếu cơ, bị đau đớn ở cánh tay và vai.
Bên cạnh những nguyên nhân như đã kể trên thì đau nhức cánh tay xảy ra cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus, bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc là hội chứng Jorgen... Người bệnh cần phải thăm khám tại cơ sở uy tín thì mới biết rõ nguyên nhân để từ đó tìm ra giải pháp chữa trị kịp thời.
KHI NÀO CẦN PHẢI ĐẾN BỆNH VIỆN KHI BỊ ĐAU NHỨC CÁNH TAY
Nếu như tình trạng đau nhức ở cánh tay xảy ra do người bệnh bị gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như là đau tim, gãy xương hoặc những vấn đề về tim mạch thì tuyệt đối không được lơ là. Thay vào đó cần thông báo với bác sĩ và đến ngay cơ sở uy tín để được thăm khám điều trị kịp thời.
Trước khi thực hiện chữa trị đau nhức cánh tay thì bác sĩ thực hiện chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử về bệnh lý, chấn thương trước khi thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
Dựa vào triệu chứng thì bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán thông qua một số xét nghiệm như sau:
Thứ nhất: Kiểm tra phạm vi chuyển động
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện nâng cánh tay và sẽ thực hiện thêm các động tác đơn giản nhằm đánh giá phạm vi chuyển động của các khớp. Chính điều này sẽ giúp bạn có thể xác định được vị trí cũng như nguyên nhân gây đau nhức.
Bác sĩ sẽ kiểm tra để biết rõ nguyên nhân gây đau nhức cánh tay
Thứ hai: Xét nghiệm máu
Với kết quả xét nghiệm máu thì bác sĩ sẽ phát hiện ra tình trạng liên quan đến đau nhức cánh tay như là tiểu đường, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp hoặc là một số bệnh tự miễn khác.
Thứ ba: Chụp X-quang
Nó sẽ được thực hiện nếu như bác sĩ nghi ngờ rằng người bệnh bị nứt hoặc là gãy xương.
Thứ tư: Siêu âm
Xét nghiệm này dùng sóng âm thanh với tần số cao nhằm hiển thị hình ảnh ở bên trong của cơ thể. Thông qua hình ảnh được hiển thị thì bác sĩ sẽ phát hiện những vấn đề ở khớp, ở dây chằng cùng với gân.
Thứ năm: MRI và CT
Hình ảnh thông qua MRI và CT sẽ phản ánh được chi tiết những mô mềm bao xung quanh xương.
Ngoài ra nếu như nghi ngờ bệnh nhân bị đau nhức cánh tay bởi mắc những vấn đề về tim mạch thì bác sĩ sẽ yêu cầu những xét nghiệm đo nhịp tim và lưu lượng máu tuần hoàn đến những cơ quan này.
Xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng
CÁCH CHỮA TRỊ ĐAU NHỨC CÁNH TAY RA SAO?
Hiện tại thì cách chữa trị tình trạng đau nhức cánh tay, bắp tay còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cũng như mức độ của từng triệu chứng. Thông thường sẽ là:
1. Sử dụng thuốc
Nếu như tình trạng đau nhức cánh tay xảy ra gây khó chịu hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận động thì lúc này bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng thuốc nhằm cải thiện tình trạng đó. Cụ thể là:
>>> Thuốc giảm đau
Với thuốc giảm đau thì Acetaminophen được sử dụng phổ biến vì ít gây ra tác dụng phụ thế nên nó thường sẽ được khuyến khích dùng trước khi áp dụng những loại thuốc có tác động mạnh hơn. Nhưng lưu ý loại thuốc này nó sẽ không phù hợp với các đối tượng bệnh nhân bị suy thận, gan nặng hoặc là những bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu hay thiếu hụt men G6PD,…
>>> Thuốc chống viêm không chứa steroid (thuốc NSAID)
Nếu như trường hợp cơn đau không giảm với Acetaminophen thì bệnh nhân sẽ được dùng thuốc NSAID để làm giảm triệu chứng cơn đau. Khác với loại thuốc Acetaminophone thì NSAID có tác dụng giảm đau lại giúp cải thiện tình trạng viêm.
Với NSAID thì nó được sử dụng bao gồm như: Aspirin, Diclofenac hoặc Naproxen. Nhưng lưu ý với NSAID khi dùng nó có thể gây kích ứng dạ dày hoặc là gây xuất huyết đường tiêu hóa nếu như dùng ở liều cao hoặc là dùng trong thời gian dài.
Có thể dùng thuốc để chữa đau nhức cánh tay
>>> Thuốc Corticosteroid
Đây là loại thuốc được dùng trong trường hợp điều trị ngắn hạn. Nó được đánh giá giúp chống viêm mạnh mẽ nhờ vào cơ chế giúp ngăn chặn hoạt động miễn dịch bên trong cơ thể.
Sử dụng thuốc Corticosteroid nó có thể làm giảm cơn đau mức độ nặng nhưng nó cũng sẽ gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó dựa vào chỉ định của bác sĩ bạn sẽ được áp dụng dùng hay không.
2. Áp dụng phương pháp phẫu thuật
Nếu như tình trạng nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ được cân nhắc áp dụng phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật đau nhức cánh tay sẽ được áp dụng khi bệnh nhân bị gãy xương hoặc là đứt dây chằng. Vì vậy nếu như bạn mắc phải các bệnh lý mãn tính như là viêm khớp dạng thấp thì phẫu thuật sẽ được thực hiện khi khớp biến dạng nghiêm trọng, khả năng vận động bị chán chế và tình trạng không còn được đáp ứng khi điều trị nội khoa.
Còn với những trường hợp đau nhức cánh tay mà chấn thương bởi vòng bít xoay hoặc viêm gân... thì bệnh nhân có thể áp dụng vật lý trị liệu nhằm cải thiện.
BÍ QUYẾT TỰ GIẢM ĐAU NHỨC CÁNH TAY TẠI NHÀ
Trường hợp đau nhức ở cánh tay nếu do vận động quá mức hoặc là chấn thương nhẹ thì bệnh nhân hoàn toàn có thể tự cải thiện với các bệnh pháp tại nhà.
Chườm đá để giảm đau nhức cánh tay
♦ Nghỉ ngơi: Đây chính là điều quan trọng và cần thiết. Bởi lúc này khớp cũng như những cơ quan xung quanh cần phải có thời gian nhằm phục hồi được chức năng vận động.
♦ Chườm đá: Bởi nhiệt độ đá lạnh nó sẽ giúp giảm sưng cũng như viêm ở khớp. Do đó bạn nên chườm đá trong thời gian khoảng 20 phút mỗi ngày nó sẽ giúp cải thiện cơn đau. Ngoài ra nếu như triệu chứng xuất hiện một cách thường xuyên thì bạn hãy chườm đá mỗi khi thấy đau.
♦ Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau gây mệt mỏi khó chịu thì bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn giúp cải thiện tình trạng. Nhưng lưu ý cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và dùng đúng theo liều lượng.
♦ Dùng nẹp: Bạn có thể dùng nẹp để giảm đau nhức bởi áp lực.
Bên cạnh đó nếu đau nhức cánh tay do bệnh lý mãn tính gây ra thì bệnh nhân vẫn hoàn toàn chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:
♦ Nên khởi động trước khi thực hiện tập thể dục.
♦ Cần hạn chế trong việc chơi những môn thể thao mà cường độ mạnh.
♦ Chú ý duy trì cân nặng vừa phải tránh tình trạng béo phì thừa cân.
♦ Không được nâng vật nặng bằng tay mà thay vào đó dùng dụng cụ hỗ trợ.
Các bài báo viết về phòng khám:
LỜI KHUYÊN
Tình trạng đau nhức cánh tay như đã trình bày nó chính là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy khi mắc phải người bệnh không được chủ quan lơ là mà cần phải tìm đến bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị chính xác.
Hiện tại thì khoa xương khớp của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chính là địa chỉ uy tín mà bạn có thể an tâm trong việc khám và điều trị khi bị đau nhức cánh tay HOTLINE: (028) 3923 9999. Bởi lẽ phòng khám vừa có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm lại vừa có máy móc trang thiết bị tiên tiến. Đa dạng phương pháp điều trị như Đông Tây Y kết hợp sẽ giúp chữa trị đau nhức cánh tay nhanh chóng, chính xác.
Đến với Hoàn Cầu bệnh nhân còn được bác sĩ, chuyên gia tư vấn tận tình và đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Môi trường phòng khám hiện đại chuyên nghiệp, quy trình nhanh chóng, chi phí rõ ràng... Đảm bảo rằng bạn hoàn toàn hài lòng khi đến đây thăm khám và chữa trị.
Nhận xét
Đăng nhận xét