Chuyển đến nội dung chính

Thuốc Salbutamol trị bệnh viêm phế quản mạn tính

Một số những thông tin quan trọng cần nắm về thuốc Salbutamol

Salbutamol chính là thuốc giãn phế quản và nó được dùng nhằm điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính, hen suyễn hoặc các bệnh lý rối loạn hô hấp khác. Thuốc Salbutamol được điều chế dưới dạng ống hít, siro, thuốc xịt phun xương cùng dung dịch tiêm tĩnh mạch. Nội dung được chia sẻ ngay dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Salbutamol.

NHỮNG THÔNG TIN CHÍNH VỀ THUỐC SALBUTAMOL

Salbutamol có tên hoạt chất là Salbutamol và nó thuộc về nhóm thuốc trị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

1. Thành phần chính

Bên trong thuốc thành phần chính là Salbutamol.

2. Công dụng

Salbutamol thuộc về nhóm chủ vận beta-2-adrenergic với công dụng giãn cơ trơn đường hô hấp và giúp tăng lưu lượng khí đến phổi. Thuốc Salbutamol sẽ được dùng điều trị hoặc ngăn ngừa những tình trạng như sau:
Hen suyễn, viêm phế khí quản mạn tính, bị bệnh khí phế thủng, bị co thắt phế quản bởi tập thể dục, bị giảm nồng độ kali bên trong máu. Ngoài ra thuốc Salbutamol còn được dùng cho các mục đích chữa trị khác chưa được liệt kê trong bài viết.

3. Chống chỉ định

Không nên dùng thuốc Salbutamol cho những đối tượng như sau: Trẻ em dưới 4 tuổi, bệnh nhân mẫn cảm với thành phần bên trong thuốc.
==> Xem thêm:  thuốc điều trị viêm xoang và các bệnh hô hấp

4. Dạng bào chế cùng hàm lượng

Thuốc Salbutamol được bào chế với những dạng cùng hàm lượng như sau:
► Dạng Salbutamol uống với viên nén giải phóng chậm và viên nén giải phóng kéo dài: 2mg và 4mg.
► Dạng Salbutamol dung dịch khí dung 100mg/ liều xịt và một bình Salbutamol gồm 200 liều.
► Dạng Salbutamol bột khô 200mg tương đương 100mg khí dung.
► Dạng Salbutamol phun sương 0.5mg/ml, 1mg/ml hoặc 2mg/ml.
► Dạng Salbutamol tiêm 0.5mg/1ml.
► Dạng Salbutamol siro: 60 mg/150 ml.
Salbutamol chính là thuốc giãn phế quản
Salbutamol chính là thuốc giãn phế quản

5. Liều dùng

Bệnh nhân vui lòng đọc kỹ hướng dẫn được in ở nhãn dán và tham khảo ý kiến từ chuyên gia đối với liều dùng thuốc Salbutamol. Cụ thể liều dùng tham khảo như sau:
Với dung dịch Salbutamol hít cùng siro dạng uống: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập với bệnh nhân dưới 2 tuổi.
Với bột hít Salbutamol và viên nang hít: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập cho những bệnh nhân dưới 4 tuổi.
Với thuốc viên Salbutamol: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập cho những bệnh nhân dưới 6 tuổi.
Với dung dịch truyền tĩnh mạch Salbutamol: An toàn và hiệu quả chưa được thiết lập cho các bệnh nhân dưới 18 tuổi.
+++ Với liều dùng Salbutamol cho người lớn:
Liều Salbutamol cho bệnh nhân hen suyễn cấp tính, tắc nghẽn phổi cấp và mãn tính hoặc viêm phế quản.
Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch Salbutamol: Tiêm ống 0.5mg dưới da và cách 4 giờ có thể tiêm một ống. Tốc độ tiêm truyền khởi đầu với mức 5mcg/phút và có thể điều chỉnh tốc độ đạt 10 đến 20mcg/phút trong thời gian từ 15 đến 30 phút tiếp theo.
Dung dịch khí dung mũi: 2.5mcg Salbutamol vào trong máy khí dung và hít luồng sương tỏa ra trong 5 đến 15 phút, thực hiện từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.
=> Liều Salbutamol cho bệnh nhân bị hen suyễn hoặc tắc nghẽn phổi mãn tính thì:
--- Dạng Salbutamol bột khô hít: Cho thuốc vào trong bình hít bột khô chuyên dụng và hít từ 1 đến 2 lần tức là 90 đến 180mcg/ngày và hít bằng miệng. Mỗi lần áp dụng cách từ 4 đến 6 giờ đồng hồ.
--- Dạng Salbutamol viên nang hít: Cho thuốc vào bình hít bột khô chuyên dụng và hít 200mcg/ lần và hít bằng miệng. Liều dùng Salbutamol tối đa 4 lần hít tức là 800mcg mỗi ngày.
--- Dạng dung dịch khí dung: Cho 2.5mg thuốc Salbutamol vào máy khí dung và hít luồng sương tỏa ra từ 5 đến 15 phút, thực hiện từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.
--- Dạng Salbutamol viên uống:
Nếu thuốc giải phóng nhanh:
Uống từ 2 đến 4mg Salbutamol và dùng 3 đến 4 lần/ ngày. Sau đó bạn tăng liều lên 8mg/ lần/ ngày và tối đa là 32mg/ ngày.
Với bệnh nhân nhạy cảm beta-adrenerigc: Với liều ban đầu nên giới hạn 2mg Salbutamol/ lần và dùng từ 3 đến 4 lần một ngày. Ngoài ra liều dùng có thể tăng đến 8mg/ lần.
Nếu thuốc Salbutamol giải phóng kéo dài:
Liều dùng ban đầu từ 4 đến 8mg và dùng cách nhau 12 giờ. Tối đa dùng Salbutamol 32mg một ngày.
Với người trọng lượng thấp thì liều dùng Salbutamol ban đầu nên 4mg.
--- Dạng Salbutamol siro uống:
Liều ban đầu 2 đến 4mg và dùng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Có thể tăng liều đến 8mg mỗi lần khi thuốc dung nạp tốt.
Với bệnh nhân nhạy cảm cùng thuốc kích thích beta-adrenergic: Liều sử dụng ban đầu nên giới hạn từ 2mg/ lần và 3 đến 4 lần một ngày sau đó điều chỉnh riêng.
=> Liều dùng Salbutamol dự phòng co thắt phế quản:
--- Với dạng bột khô hít: Hít 180mcg trước lúc tập thể dục từ 15 đến 30 phút.
--- Với dạng viên nang hít: Hít 200mcg một lần trong 15 phút trước lúc tập thể dục.
+++ Liều dùng Salbutamol cho trẻ em:
=> Với trẻ bị hen suyễn cấp tính, tắc nghẽn phổi cấp và mãn tính, viêm phế quản:
--- Với dạng bột cùng viên nang hít được dùng cho trẻ trên 4 tuổi: Hãy cho thuốc Salbutamol vào bình hít bột khô chuyên dụng và hít từ 1 đến 2 lần 90 đến 180mcg mỗi ngày bằng đường miệng. Mỗi lần cần cách nhau từ 4 đến 6 giờ.
--- Với dạng viên nang Salbutamol hít 200mcg sau 4 đến 6 giờ và lưu ý liều tối đa không được quá 4 lần một ngày.
--- Với dạng dung dịch dùng cho khí dung:
Nếu trẻ từ 2 đến 12 tuổi: Nếu dưới 15mg khí dung 0.1 đến 0.15mg/ kg/ liều và tối đa không được sử dụng quá 2.5mg cho từ 3 đến 4 lần dùng thuốc Salbutamol. Nếu trên 15kg khí dung 2.5mg trong từ 5 đến 15 phút và dùng từ 3 đến 4 lần một ngày.
Nếu trẻ trên 13 tuổi: Dung dịch Salbutamol 0,5% thì khí dung 2.5mg và thực hiện 3 đến 4 lần mỗi ngày. Mỗi lần dùng sẽ kéo dài từ 5 đến 15 phút.
Cần chú trọng chặt chẽ về liều dùng, cách dùng
Cần chú trọng chặt chẽ về liều dùng, cách dùng
=> Liều dùng Salbutamol để dự phòng co thắt phế quản:
--- Với dạng Salbutamol bột khô hít: Hít bằng đường miệng 2 lần trước lúc tập thể dục từ 15 đến 30 phút.
--- Với dạng Salbutamol viên nang hít: Hít 1 lần trong 15 phút trước khi tập thể dục.
=> Liều dùng để dự phòng hen suyễn hoặc phổi tắc nghẽn mạn tính:
--- Với dạng bột và viên nang hít: Nếu dạng bột sẽ hít Salbutamol bằng miệng từ 1 đến 2 lần mỗi lần sẽ cách từ 4 đến 6 giờ. Nếu dạng viên nang hít Salbutamol liều 1 lần là 200mcg và tối đa 4 lần hít một ngày.
--- Với dạng dung dịch khí dung:
Với trẻ từ 2 đến 12 tuổi: Nếu dưới 15 kg thì khí dung 0.1 đến 0.15mg/ kg/ liều và tối đa không được dùng quá 2.5mg cho từ 3 đến 4 lần dùng thuốc Salbutamol. Nếu trên 15kg thì khí dung 2.5mg trong từ 5 đến 15 phút và thực hiện từ 3 đến 4 lần một ngày.
Với trẻ hơn 13 tuổi: Dung dịch 0.5% và khí dung 2.5mg trong 5 đến 15 phút, thực hiện từ 3 đến 4 lần một ngày.
Viên nén Salbutamol uống sẽ dành cho trẻ hơn 6 tuổi:
Nếu trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Dùng thuốc Salbutamol giải phóng nhanh liều ban đầu 2mg và ngày từ 3 đến 4 lần. Có thể tăng liều Salbutamol nhưng không nên vượt 24mg mỗi ngày. Thuốc Salbutamol giải phóng kéo dài liều ban đầu 4mg và ngày dùng 2 lần. Có thể tăng liều nhưng không được vượt quá 24mg một ngày.
Nếu trẻ trên 13 tuổi: Dùng thuốc Salbutamol giải phóng nhanh với liều ban đầu 2 đến 4mg và ngày từ 3 đến 4 lần. Có thể tăng liều nhưng tối đa không vượt 32mg một ngày. Dùng thuốc giải phóng kéo dài với liều ban đầu 4 đến 8mg và ngày dùng 2 lần. Có thể tăng liều nhưng tối đa không vượt 32mg một ngày.
--- Với dạng Salbutamol siro:
Nếu trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Liều dùng ban đầu từ 0,1mg/kg và ngày dùng 3 lần. Có thể tăng Salbutamol 0.2mg/ kg/ lần nhưng không được vượt 4mg.
Nếu trẻ từ 6 đến 14 tuổi: Liều ban đầu 2mg và ngày dùng từ 3 đến 4 lần. Tối đa liều không được quá 24mg.
Nếu trẻ trên 15 tuổi dùng Salbutamol liều ban đầu 2mg đến 4mg và ngày dùng từ 3 đến 4 lần. Có thể tăng đến 8mg một lần nếu thấy thuốc Salbutamol dung nạp tốt.

Thông tin liên quan đến thuốc Salbutamol được chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân vui lòng liên hệ với bác sĩ nếu cần tư vấn kỹ hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Berodual là gì và những thông tin quan trọng cần nắm rõ

Thuốc Berodual là gì và những thông tin quan trọng cần nắm rõ Nói đến Berodual thì đây là loại biệt dược được sử dụng để chữa trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về thuốc Berodual và cách sử dụng hiệu quả. Vì vậy trong phần thông tin được trình bày của bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về  thuốc Berodual  cùng với những chú ý quan trọng để dùng hiệu quả hơn. MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ THUỐC BERODUAL Nói về thuốc Berodual thì đây chính là loại thuốc được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản cùng với một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Khi sử dụng Berodual thì cũng như những loại thuốc khác chúng ta cần phải hiểu rõ về thành phần, chỉ định, liều lượng, cách dùng, cách xử lý khi quá liều... Thuốc Berodual Đa khoa Hoàn Cầu  địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả tại tphcm 1. Thành phần thuốc Với Berodual thì nó được điều chế bởi 2 thành phần chính bao gồm: Ipratropium bromide (25mg/100ml) cùn

tại sao bị đau dưới lòng bàn chân?

Đau lòng bàn chân là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống, ảnh hưởng tới việc vận động, đi lại cũng như giấc ngủ của bệnh nhân. Song nhiều người lại khá chủ quan với những cơn đau này, từ đó chậm trễ trong việc chữa trị. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần cảnh giác với những cơn đau dưới lòng bàn chân bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh cơ xương khớp nguy hiểm! CẦN CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG CƠN ĐAU DƯỚI LÒNG CHÂN Lòng bàn chân (hay còn gọi là gan bàn chân) - là nơi phải chịu áp lực rất lớn, chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể trong suốt cuộc đời, đặc biệt khi chúng ta di chuyển, đi đứng, làm việc bằng thao tác chân… Do đó, bất cứ các bất thường hay triệu chứng đau nhức nào dưới lòng bàn chân cũng cần hết sức chú trọng, phát hiện và chữa trị kịp thời. Đau dưới lòng bàn chân - triệu chứng cần hết sức cẩn trọng Đau dưới lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh lý gì? Đau dưới lòng bàn chân trong cuộc sống đôi khi có thể do chạy nhảy, vận động làm trẹo chân, chấn thư

Cách chữa trị bệnh viêm phế quản và sử dụng thuốc Berodual

Cách chữa trị bệnh viêm phế quản và sử dụng thuốc Berodual MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ THUỐC BERODUAL Nói về thuốc Berodual thì đây chính là loại thuốc được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản cùng với một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Khi sử dụng Berodual thì cũng như những loại thuốc khác chúng ta cần phải hiểu rõ về thành phần, chỉ định, liều lượng, cách dùng, cách xử lý khi quá liều... 1. Thành phần thuốc Với Berodual thì nó được điều chế bởi 2 thành phần chính bao gồm: Ipratropium bromide (25mg/100ml) cùng với Fenoterol hydrobromide (50mg/100ml). 2. Chỉ định dùng thuốc Thuốc Berodual được dùng trong việc duy trì cũng như dự phòng tái phát đối với những vấn đề bao gồm: •  Tình trạng viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính gây dấu hiệu khó thở. •  Bị khí phế thũng. •  Bị rối loạn phế quản phổi từ đó gây co thắt phế quản. •  Chữa trị dài hạn những cơn hen suyễn cấp. •  Là loại thuốc hỗ trợ liệu pháp Aeerosol thông qua kháng sinh, cort

Đau vùng thắt lưng là bệnh gì? Giải thích lí do

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng chứ không riêng gì tác động của ngoại lực. Đặc biệt phần lớn nguyên nhân bị đau vùng thắt lưng chính là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần sớm được chữa trị. Vậy đau vùng thắt lưng là bệnh gì ? Những nội dung được lý giải từ bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời! GIẢI THÍCH ĐAU VÙNG THẮT LƯNG LÀ BỆNH GÌ 1. Bị đau vùng thắt lưng là bệnh gì gây ra? Nói về cơn đau ở vùng thắt lưng thì thực tế nó là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý khác nhau như là: +++ Bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Trong cơ thể người thì vùng thắt lưng sẽ được cấu tạo bởi những đốt sống và chúng sẽ ngăn cách bởi các địa đệm. Tình trạng đau vùng thắt lưng vì bị bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi mà nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu từ đó gây chèn ép tại khu vực rễ thần kinh. Khi mắc phải bệnh lý này thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc là đột ngột

Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Cách chữa trị.

Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Có nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng đau nhức cánh tay hoặc đau bắp tay. Thế nhưng cũng có thể triệu chứng này xuất hiện bởi chấn thương hay là quá trình vận động quá mức. Do đó người bệnh cần xác định được đâu là nguyên nhân gây ra từ đó có được cách chữa trị phù hợp. Toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề  đau nhức cánh tay  sẽ được chúng tôi tư vấn cụ thể qua bài viết Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm hay không. Mời bạn cùng theo dõi để rõ hơn! ĐAU NHỨC CÁNH TAY LÀ BIỂU HIỆN BỆNH GÌ? Nói về đau nhức cánh tay thì đây chính là tình trạng đau và khó chịu xảy ra ở cánh tay bao gồm cả khu vực cổ tay, vai lẫn khuỷu tay. Những triệu chứng này xảy ra có thể nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau về sức khỏe nhưng cụ thể nhất là do chấn thương hoặc do vận động quá mức. Tùy từng trường hợp nguyên nhân khác nhau mà mức độ nguy hiểm của đau nhức cánh tay cũng sẽ khác nhau. Dưới đây chính

Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì và cách khắc phục

Hôi nách là bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở tuổi dậy thì. Điều này khiến các bạn trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì ? Dưới đây là những kiến thức tổng quan về vấn đề hôi nách ở tuổi dậy thì, hãy tham khảo để có biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả nhé. Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì? Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì? phòng khám Hoàn Cầu  địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả tại tphcm Hôi nách là tình trạng vùng dưới cánh tay xuất hiện mùi hôi khó chịu. Cả nam và nữ giối ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ bị hôi nách. Tuy nhiên, hôi nách xuất hiện phổ biến hơn hết là ở những ai đang trong độ tuổi dậy thì. Người bệnh có thể phát hiện bệnh hôi nách qua nhiều triệu chứng như: Vùng nách xuất hiện mùi hôi khó chịu, hai bên tai xuất hiện chất nhờn dạng dầu hoặc bột, quan sát thấy vùng nách áo xuất hiện những vệt ố vàng... Sở dĩ, tuổi dậy thì có nguy