Chuyển đến nội dung chính

Thuốc Sintrom trị đông máu và phòng ngừa đau tim

Sintrom là thuốc gì? Cách dùng như thế nào?

Thuốc Sintrom là loại thuốc chuyên điều trị đông máu và phòng ngừa các bệnh đau tim, bệnh về phổi hay đột quỵ. Thành phần chính trong thuốc Sintrom là Acevitymarol, người bệnh cần sử dụng đúng mục đích để tránh những rủi ro không đáng có. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết nhất về loại thuốc này, mời các bạn cùng xem nhé!

THÔNG TIN CHÍNH VỀ THUỐC SINTROM

Công dụng của thuốc Sintrom

Thuốc Sintrom là loại thuốc nằm trong nhóm chống đông máu, được điều chế dưới dạng viên nén, giúp làm tan cục máu đông, ngừa tắc nghẽn tại mạch máu, từ đó phòng ngừa bệnh đau tim, đột quỵ hay tắc phổi.
Bên cạnh đó, Sintrom còn mang đến hiệu quả ngăn chặn vitamin K – một trong các nguyên nhân hình thành cục máu đông.
Thuốc Sintrom điều trị bệnh đông máu
Thuốc Sintrom điều trị bệnh đông máu

Chống chỉ định của thuốc Sintrom

Sintrom không được khuyến cáo dùng cho những đối tượng mẫn cảm hay dị ứng với thành phần Acevitymarol hay một số thành phần khác trong thuốc. Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng không được dùng thuốc:
 Người thiếu máu, dễ bị mất máu
 Loét dạ dày
 Huyết áp cao
 Tổn thương chức năng gan
 Bệnh tiểu đường
 Rối loạn chuyển hóa Vitamin K
 Suy dinh dưỡng
Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng trên khi muốn dùng thuốc Sintrom thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ chuyên môn để dùng đúng cách, tuyệt đối tránh tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định.

==> Tìm hiểu thêm: Thông tin về Gastropulgite – Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Hướng dẫn cách dùng thuốc

Thuốc dạng viên nén nên được sử dụng cùng nước lọc và nuốt trọn viên thuốc Sintrom với liều lượng như sau:
- Ngày thứ nhất: Uống 4 mg – 12 mg
- Ngày thứ 2: Uống 4 mg – 8 mg
- Liều dùng duy trì: Uống từ 1 mg – 10 mg
Đây là liều dùng thông thường áp dụng cho trường hợp phổ biến nhất, nó không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ.

Cách bảo quản thuốc Sintrom

Thuốc Sintrom cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, đồng thời tránh ánh nắng và ẩm thấp. Tốt nhất nên cất thuốc ở nơi xa tầm với của trẻ hoặc thú nuôi trong nhà.
Trong quá trình sử dụng nếu thấy thuốc Sintrom đã quá hạn, bạn cần có cách xử lý thích hợp để tránh gây ô nhiễm cho môi trường.

DÙNG THUỐC SINTROM CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Các vấn đề phải thận trọng

Khi điều trị bệnh với thuốc Sintrom, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Báo cáo đầy đủ những thông tin bệnh tình hiện tại và tiền sử cho bác sĩ được biết.
- Thuốc không khuyến cáo dùng cho mẹ bầu, mẹ cho con bú. Bởi vì thành phần trong Sintrom có thể gây hại đến thai nhi và truyền qua con thông qua sữa mẹ.
Sintrom không dùng cho người mang thai hoặc cho con bú
Sintrom không dùng cho người mang thai hoặc cho con bú
- Bệnh nhân tuyệt đối tránh xa rượu bia trong quá trình điều trị với thuốc Sintrom. Đồng thời hạn chế vận động thể dục, thể thao mạnh để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tác dụng phụ của thuốc Sintrom

Tất nhiên, trong quá trình dùng Sintrom, bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi những tác dụng phụ thông thường sẽ biến nhất khoảng sau vài ngày dùng thuốc. Bên cạnh đó, cũng đừng chủ quan trước sức khỏe của mình, khi thấy triệu chứng trở nên nặng hơn, hãy ngưng điều trị với thuốc Sintrom và hỏi ý kiến bác sĩ.
 Khi gặp tác dụng phụ, bệnh nhân có thể bị:
- Buồn nôn
- Phát ban da
- Rụng tóc
- Ngứa
- Khó thở
- Sưng mặt, sưng cổ họng, sưng lưỡi
- Nhịp tim nhanh
 Ngoài ra, cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ hiếm gặp như:
- Chảy máu cam
- Nôn ra máu
- Đi ngoài có máu
- Chảy máu dưới da
- Ho ra máu
- Chảy máu âm đạo

Tương tác của thuốc Sintrom

Phải cẩn thận nếu sử dụng Sintrom đồng thời cùng những loại thuốc khác, bởi nếu tương tác xảy ra thì có thể làm thay đổi tác động của thuốc, gia tăng ảnh hưởng gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Dưới đây là một số loại thuốc có khả năng phản ứng với thuốc Sintrom, nếu bệnh nhân đang sử dụng 1 trong số này thì cần báo ngay với bác sĩ:
- Thuốc trị tăng huyết áp, trị rối loạn tim mạch, đau thắt ngực như: Verapamil, Amlodipin, Nifedipine, Diltiazem, Amiodarone, Nicardipine,…
- Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng nguyên nhân do nấm và vi khuẩn: Doxycycline, Clarithromycin, Cloramphenicol, Co-trimoxazole, Metronidazole, Ketoconazole,…
- Thuốc trị sốt, thuốc giảm đau không steroid: Diclofenac, Flurbiprofen, Ketoprofen, Ibuprofen, Meloxicam, Sulindac, Piroxicam …
- Thuốc trị động kinh gồm: Phenytoin, Phenobarbital,…
- Thuốc trị bệnh tiểu đường: Gliclazide, Glimepiride,…

Hướng dẫn xử lý các tình huống đặc biệt

++ Xử lý khi quên dùng Sintrom
Trong trường hợp bỏ quên 1 liều thuốc Sintrom, bệnh nhân cần phải bổ sung khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần sát với thời gian uống liều sắp đến thì hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục liệu trình do bác sĩ chỉ định.
++ Xử lý khi dùng Sintrom quá liều
Việc dùng thuốc Sintrom quá liều có thể dẫn đến nhiều phản ứng nghiêm trọng cho sức khỏe, người bệnh cần phải ngừng sử dụng và theo dõi tình hình chặt chẽ. Đồng thời cần di chuyển đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và trợ giúp nếu cần thiết.
++ Khi nào nên ngưng dùng Sintrom?
Khi bệnh nhân có dấu hiệu bất thường hoặc dùng thuốc trong khoảng thời gian dài nhưng không đạt hiệu quả, thậm chí tình trạng còn nặng hơn. Thì tốt nhất nên ngưng dùng thuốc và tham vấn ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ để thay đổi cách điều trị.
Ngưng dùng Sintrom khi có dấu hiệu bất thường
Ngưng dùng Sintrom khi có dấu hiệu bất thường
Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đưa ra khuyến cáo đối với bệnh nhân dùng thuốc Sintrom: Tuyệt đối không tự ý uống Sintrom khi chưa rõ bệnh lý, mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Thông tin trên chỉ đáp ứng cho các trường hợp cơ bản nhất và chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất bệnh nhân cần trải qua thăm khám, chẩn đoán kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc.
Hi vọng rằng những thông tin chia sẻ trên đây về thuốc Sintrom đã giúp bạn đọc có thêm nhiều điều hữu ích. Nếu có những thắc mắc về thuốc, xin vui lòng trao đổi cùng các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Berodual là gì và những thông tin quan trọng cần nắm rõ

Thuốc Berodual là gì và những thông tin quan trọng cần nắm rõ Nói đến Berodual thì đây là loại biệt dược được sử dụng để chữa trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về thuốc Berodual và cách sử dụng hiệu quả. Vì vậy trong phần thông tin được trình bày của bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về  thuốc Berodual  cùng với những chú ý quan trọng để dùng hiệu quả hơn. MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ THUỐC BERODUAL Nói về thuốc Berodual thì đây chính là loại thuốc được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản cùng với một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Khi sử dụng Berodual thì cũng như những loại thuốc khác chúng ta cần phải hiểu rõ về thành phần, chỉ định, liều lượng, cách dùng, cách xử lý khi quá liều... Thuốc Berodual Đa khoa Hoàn Cầu  địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả tại tphcm 1. Thành phần thuốc Với Berodual thì nó được điều chế bởi 2 thành phần chính bao gồm: Ipratropium bromide (25mg/100ml) cùn

tại sao bị đau dưới lòng bàn chân?

Đau lòng bàn chân là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống, ảnh hưởng tới việc vận động, đi lại cũng như giấc ngủ của bệnh nhân. Song nhiều người lại khá chủ quan với những cơn đau này, từ đó chậm trễ trong việc chữa trị. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần cảnh giác với những cơn đau dưới lòng bàn chân bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh cơ xương khớp nguy hiểm! CẦN CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG CƠN ĐAU DƯỚI LÒNG CHÂN Lòng bàn chân (hay còn gọi là gan bàn chân) - là nơi phải chịu áp lực rất lớn, chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể trong suốt cuộc đời, đặc biệt khi chúng ta di chuyển, đi đứng, làm việc bằng thao tác chân… Do đó, bất cứ các bất thường hay triệu chứng đau nhức nào dưới lòng bàn chân cũng cần hết sức chú trọng, phát hiện và chữa trị kịp thời. Đau dưới lòng bàn chân - triệu chứng cần hết sức cẩn trọng Đau dưới lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh lý gì? Đau dưới lòng bàn chân trong cuộc sống đôi khi có thể do chạy nhảy, vận động làm trẹo chân, chấn thư

Cách chữa trị bệnh viêm phế quản và sử dụng thuốc Berodual

Cách chữa trị bệnh viêm phế quản và sử dụng thuốc Berodual MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ THUỐC BERODUAL Nói về thuốc Berodual thì đây chính là loại thuốc được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm phế quản cùng với một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp. Khi sử dụng Berodual thì cũng như những loại thuốc khác chúng ta cần phải hiểu rõ về thành phần, chỉ định, liều lượng, cách dùng, cách xử lý khi quá liều... 1. Thành phần thuốc Với Berodual thì nó được điều chế bởi 2 thành phần chính bao gồm: Ipratropium bromide (25mg/100ml) cùng với Fenoterol hydrobromide (50mg/100ml). 2. Chỉ định dùng thuốc Thuốc Berodual được dùng trong việc duy trì cũng như dự phòng tái phát đối với những vấn đề bao gồm: •  Tình trạng viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính gây dấu hiệu khó thở. •  Bị khí phế thũng. •  Bị rối loạn phế quản phổi từ đó gây co thắt phế quản. •  Chữa trị dài hạn những cơn hen suyễn cấp. •  Là loại thuốc hỗ trợ liệu pháp Aeerosol thông qua kháng sinh, cort

Đau vùng thắt lưng là bệnh gì? Giải thích lí do

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng chứ không riêng gì tác động của ngoại lực. Đặc biệt phần lớn nguyên nhân bị đau vùng thắt lưng chính là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần sớm được chữa trị. Vậy đau vùng thắt lưng là bệnh gì ? Những nội dung được lý giải từ bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời! GIẢI THÍCH ĐAU VÙNG THẮT LƯNG LÀ BỆNH GÌ 1. Bị đau vùng thắt lưng là bệnh gì gây ra? Nói về cơn đau ở vùng thắt lưng thì thực tế nó là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý khác nhau như là: +++ Bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Trong cơ thể người thì vùng thắt lưng sẽ được cấu tạo bởi những đốt sống và chúng sẽ ngăn cách bởi các địa đệm. Tình trạng đau vùng thắt lưng vì bị bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi mà nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu từ đó gây chèn ép tại khu vực rễ thần kinh. Khi mắc phải bệnh lý này thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc là đột ngột

Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Cách chữa trị.

Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Có nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng đau nhức cánh tay hoặc đau bắp tay. Thế nhưng cũng có thể triệu chứng này xuất hiện bởi chấn thương hay là quá trình vận động quá mức. Do đó người bệnh cần xác định được đâu là nguyên nhân gây ra từ đó có được cách chữa trị phù hợp. Toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề  đau nhức cánh tay  sẽ được chúng tôi tư vấn cụ thể qua bài viết Đau nhức cánh tay là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm hay không. Mời bạn cùng theo dõi để rõ hơn! ĐAU NHỨC CÁNH TAY LÀ BIỂU HIỆN BỆNH GÌ? Nói về đau nhức cánh tay thì đây chính là tình trạng đau và khó chịu xảy ra ở cánh tay bao gồm cả khu vực cổ tay, vai lẫn khuỷu tay. Những triệu chứng này xảy ra có thể nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau về sức khỏe nhưng cụ thể nhất là do chấn thương hoặc do vận động quá mức. Tùy từng trường hợp nguyên nhân khác nhau mà mức độ nguy hiểm của đau nhức cánh tay cũng sẽ khác nhau. Dưới đây chính

Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì và cách khắc phục

Hôi nách là bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở tuổi dậy thì. Điều này khiến các bạn trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì ? Dưới đây là những kiến thức tổng quan về vấn đề hôi nách ở tuổi dậy thì, hãy tham khảo để có biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả nhé. Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì? Tại sao bị hôi nách ở tuổi dậy thì? phòng khám Hoàn Cầu  địa chỉ khám chữa bệnh hiệu quả tại tphcm Hôi nách là tình trạng vùng dưới cánh tay xuất hiện mùi hôi khó chịu. Cả nam và nữ giối ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ bị hôi nách. Tuy nhiên, hôi nách xuất hiện phổ biến hơn hết là ở những ai đang trong độ tuổi dậy thì. Người bệnh có thể phát hiện bệnh hôi nách qua nhiều triệu chứng như: Vùng nách xuất hiện mùi hôi khó chịu, hai bên tai xuất hiện chất nhờn dạng dầu hoặc bột, quan sát thấy vùng nách áo xuất hiện những vệt ố vàng... Sở dĩ, tuổi dậy thì có nguy